logo Lạc Việt Audio

Giải mã các ký hiệu, các nút gạt sau cục đẩy

Nếu bạn là người chơi âm thanh sẽ thường xuyên gặp phải các ký hiệu và các nút gạt thường được đặt ẩn sau cục đẩy hoặc góc khuất nào đó của thiết bị. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tò mò về ý nghĩa thực sự của chúng là gì? Hãy cùng Lạc Việt Audio giải mã ngay các ký hiệu, các nút gạt sau cục đẩy qua các thông tin dưới đây nhé.

Tổng quan về các ký hiệu, các nút gạt sau cục đẩy

Các ký hiệu và các nút gạt sau cục đẩy là những thành phần nhỏ nhưng quan trọng trong thiết kế của cục đẩy, thường được đặt ở mặt sau, cung cấp thông tin quan trọng cho người dùng. Việt hiểu rõ về các ký hiệu và nút gạt này có thể giúp chúng ta tận dụng tối đa tính năng và tiện ích của thiết bị mà không cần phải dựa quá nhiều vào hướng dẫn sử dụng.

Giải mã các ký hiệu, các nút gạt sau cục đẩy

Tuy nhiên, đôi khi việc giải mã các ký hiệu và nút gạt này có thể là một thách thức. Điều này làm cho việc sử dụng các thiết bị trở nên khó khăn đôi khi, đặc biệt là khi chúng ta gặp phải các thiết bị mới hoặc không quen thuộc. Vì vậy, việc tìm hiểu các ký hiệu và nút gạt sau cục đẩy không chỉ giúp chúng ta trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các công nghệ được tích hợp trong cục đẩy.

Giải mã các ký hiệu trên cục đẩy và chức năng của chúng

Với mỗi loại cục đẩy công suất sẽ có một số ký hiệu khác nhau, tuy nhiên chúng thường có các ký hiệu chung sau:

  • Power On/Off (Bật/Tắt): Đây là ký hiệu cơ bản nhất, thường là một nút hoặc công tắc để bật hoặc tắt nguồn của cục đẩy.
  • Level (Mức điều chỉnh): Thường là một hoặc nhiều nút điều chỉnh cho các kênh đầu ra riêng việt, được biểu thị bằng các dấu chấm, các dải màu hoặc các con số thể hiện mức độ tăng/giảm âm lượng.
  • Clip/Signal (Cảnh báo đỉnh điểm/ Tín hiệu): Khi tín hiệu vào của cục đẩy quá mức, có thể gây ra hiện tượng quá tải. Ký hiệu này thường là một đèn LED hoặc một chỉ báo dưới dạng chữ “Clip” hoặc “Signal”. Chi tiết về đèn báo clip: Tại sao cục đẩy công suất báo sáng đèn clip
  • CH (Channel): Ký hiệu này chỉ ra số lượng kênh âm thanh mà cục đẩy có thể xử lý.

  • Mode (Chế độ): Một số cục đẩy công suất có các chế độ hoạt động khác nhau, như chế độ stereo, bridge, parallel, hay chế độ bảo vệ. Ký hiệu này thường hiển thị chế độ hiện tại của thiết bị.
  • Protection (Bảo vệ): Ký hiệu này thường được biểu thị bằng một đèn LED hoặc biểu tượng báo hiệu. Nếu cục đẩy gặp phải vấn đề như quá nhiệt, quá tải, hoặc ngắn mạch, ký hiệu này sẽ sáng đèn.
  • INPUT A/B/C/D:
  • INPUT A/B/C/D: Đây là các đầu vào âm thanh như các đầu vào từ mixer, preamp, micro,…
  • LINK: Ký hiệu này thường chỉ ra khả năng kết nối nhiều cục đẩy lại với nhau để tăng cường công suất.
  • OUT A/B/C/D: Đây là các đầu ra âm thanh của cục đẩy, thường được kết nối với loa.
  • Ký hiệu 200-240V 50-60Hz: biểu thị yêu cầu về nguồn điện của cục đẩy.

Những ký hiệu này giúp người sử dụng dễ dàng kiểm soát và giám sát hoạt động của cục đẩy công suất một cách hiệu quả, đảm bảo rằng hệ thống âm thanh hoạt động ổn định và an toàn.

Các nút gạt sau cục đẩy và chức năng

Dưới đây là một số nút gạt phổ biến trên cục đẩy công suất và chức năng của chúng:

 Nút gạt chế độ Stereo, Parallel, Bridge

Đây là các chế độ sử dụng phổ biến trên cục đẩy được sử dụng để chuyển đổi cách hoạt động của cục đẩy theo các cấu hình khác nhau.

  • Stereo (Chế độ Stereo): Cục đẩy hoạt động các kênh riêng biệt, đảm nhận âm thanh cho 1 loa cụ thể.
  • Parallel(Chế độ Parallel): Cục đẩy sẽ kết hợp tín hiệu âm thanh từ cả hai kênh trái và phải và gửi chúng ra một kênh đầu ra duy nhất.
  • Bridge (Chế độ Bridge): cục đẩy sẽ kết hợp tín hiệu từ hai kênh đầu vào thành một tín hiệu đầu ra duy nhất với công suất = tổng công suất 2 kênh.

Tìm hiểu chi tiết: Chế độ Parallel, stereo, bridge cục đẩy là gì?

Nút gạt chế độ Stereo, Mono, Bridge

Nút gạt LPF/Pass

Nút gạt LPF/Pass thường được sử dụng để kiểm soát bộ lọc tần số thấp trên cục đẩy.

  • LPF (Low Pass Filter – Bộ lọc tần số thấp): Chúng sẽ lọc các tần số cao và chỉ cho phép các tần số thấp đi qua cục đẩy và đến loa, thường sử dụng cho các dòng loa sub.
  • Pass (Bypass – Bỏ qua): Bộ lọc tần số thấp sẽ được vô hiệu hóa và không có tần số nào được loại bỏ.

Nút gạt LPF/Pass

Nút gạt Sensitivity

Nút gạt Sensitivity trên cục đẩy công suất thường được sử dụng để điều chỉnh mức độ nhạy của đầu vào, cụ thể là mức điện áp cần thiết để cục đẩy có thể đạt được công suất đầu ra mong muốn. Trên nút gạt Sensitivity, ta sẽ nhìn thấy 3 thông số, đó là: 1V, 0.775V và 1.4V.

  • Khi ta đưa vào cục đẩy cùng mức volume, cùng tín hiệu và dùng cùng một loa. Nếu bạn để độ nhạy là 0.775V thì âm lượng cho ra sẽ lớn hơn 1V. Tương tự, nếu gạt độ nhạy là 1V thì âm lượng sẽ lớn hơn 1.4V. Tính năng này vô cùng quan trọng nếu như công suất thực của loa nhỏ hơn so với công suất cực đẩy; bởi nếu chỉnh quá có thể làm cháy loa.

  • Khi đưa tín hiệu vào cục đẩy đạt các mức 0.775V, 1V hoặc 1.4V thì cục đẩy sẽ phát huy hết công dụng của nó, mang lại trải nghiệm thú vị khi sử dụng.

Nút gạt Sensitivity

Nút gạt Grounding

Nút gạt Grounding thường được sử dụng để điều chỉnh cách kết nối với hệ thống mạch điện:

  • Grounding (Đất): Nút gạt Grounding thường có hai cài đặt: “Grounded” (Kết nối với đất) và “Lifted” (Ngắt kết nối với đất).
  • Grounded (Kết nối với đất): Chúng sẽ được kết nối với đất hoặc mạch điện chung của hệ thống, loại bỏ các nhiễu từ môi trường xung quanh, cải thiện chất lượng âm thanh và giảm nguy cơ gây ra tiếp điểm điện.
  • Lifted (Ngắt kết nối với đất): Chúng sẽ không được kết nối với đất hoặc mạch điện chung của hệ thống.

8-nut-gat-grounding

Nút gạt Limiter

Nút gạt Limiter trên cục đẩy công suất thường được sử dụng để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa tính năng giới hạn, chúng hạn chế tình trạng méo tiếng, hú rít và quá tải trong chuỗi tín hiệu âm thanh, bảo vệ loa khi âm thanh bị vặn ở mức to nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng các kỹ hiệu, các nút gạt sau cục đẩy

Khi sử dụng các ký hiệu và các nút gạt sau cục đẩy công suất, có một số lưu ý quan trọng mà người sử dụng cần nhớ:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với cục đẩy, giúp bạn hiểu rõ các chức năng của ký hiệu và nút gạt, tránh gây hỏng hóc cho thiết bị.
  • Trước khi thay đổi bất kỳ cài đặt nào, hãy cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng các tùy chọn. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ tác động của việc thay đổi.
  • Trước khi triển khai hệ thống âm thanh, luôn thử nghiệm cài đặt và điều chỉnh cục đẩy, đảm bảo hệ thống hoạt động một cách ổn định và không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình sử dụng.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo trì cục đẩy cũng như các kỹ hiệu và nút gạt.
  • Theo dõi các đèn LED, các thông báo hoặc cảnh báo từ cục đẩy.

Một số lưu ý khi sử dụng các kỹ hiệu, các nút gạt sau cục đẩy

Trên đây là bài viết giải đáp các ký hiệu, các nút gạt sau cục đẩy cũng như ý nghĩa của chúng giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả và tối ưu nhất. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

duyshinota

Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *