Nội dung
Khi nói về loa, có một thông số kỹ thuật quan trọng nhưng rất ít người để ý? Đó chính là độ nhạy của loa. Độ nhạy cho bạn biết công suất âm mà loa phát ra tương ứng với công suất đầu vào mà bạn cấp cho chiếc loa đó. Nó ảnh hưởng không chỉ đến việc chọn chiếc loa nào cho phù hợp, mà còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn amply nào nữa. Độ nhạy có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến những thứ như loa Bluetooth, dàn âm thanh và loa trầm – mặc dù độ nhạy không được nêu ra trong các sản phẩm đó. Công ty cổ phần âm thanh Lạc Việt xin chia sẻ với các bạn về chủ đề này.
Xem thêm kiến thức về âm thanh:
- Nhạc Lossless là gì? Lossy là gì?
- Cách luyện giọng, lấy hơi để hát hay như ca sĩ
- Tone nhạc là gì? Kiến thức cần biết về tông nhạc
Độ nhạy có ý nghĩa gì?
Nếu bạn biết độ nhạy được đo như thế nào thì sẽ rất dễ để hiểu được nó. Về cơ bản người ta sẽ làm như sau: Đặt micro đo lường (hoặc một máy đo mức áp suất âm thanh) cách mặt trước của loa chính xác 1 mét. Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa “đánh” với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt. Bây giờ hãy quan sát mức decibels (dB) đo ở micro hoặc đồng hồ SPL. Đó chính là độ nhạy của loa.
Với một mức công suất đầu vào nhất định, độ nhạy của loa càng cao thì loa sẽ phát ra âm thanh càng lớn. Ví dụ, một số loa có độ nhạy chỉ khoảng 81 dB. Điều đó nghĩa là với 1 watt công suất đầu vào, loa chỉ phát ra âm lượng vừa phải. Lý do là vì nếu muốn âm lượng phát ra tăng thêm mỗi 3 dB bạn cần tăng gấp đôi công suất đầu vào. Tức là nếu muốn cường độ âm 84 dB bạn sẽ cần 2 watt đầu vào. Cứ như thế, nếu muốn âm thanh 102 dB bạn cần cấp 128 watt cho loa.
Thông thường, nếu loa có độ nhạy là 88 dB thì được coi là trung bình. Dưới 84 dB là độ nhạy kém. Còn từ 92 dB trở lên là độ nhạy rất tốt.
Loa CAF là dòng loa có độ nhạy rất cao, >95 dB
Hiệu suất và Độ nhạy có phải là một?
Có và không. Bạn thường thấy hai thuật ngữ “độ nhạy” và “hiệu suất” hay được sử dụng lẫn lộn trong lĩnh vực âm thanh. Về mặt kỹ thuật, độ nhạy và hiệu suất là hai khái niệm khác nhau, nhưng thực chất hai khái niệm này cùng thể hiện “hiệu quả hoạt động” của loa.
Hiệu suất cho biết có bao nhiêu phần trăm công suất đầu vào chuyển đổi thành công suất âm thanh. Thường chỉ vài %, có nghĩa là hầu hết công suất đi vào loa bị chuyển thành nhiệt năng, chứ không phải âm thanh. Cho biết hiệu suất ta có thể biết được độ nhạy và ngược lại.
Tại sao các nhà sản xuất loa không tăng độ nhạy của loa lên cao nhất có thể?
Việc tăng độ nhạy lên không phải là điều dễ dàng vì nó còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Ví dụ, màng loa trong một loa siêu trầm có thể được làm nhẹ hơn để cải thiện độ nhạy, nhưng lại làm cho màng loa linh động hơn, khiến âm thanh dễ bị méo dạng.
Xem xong bài này chắc bạn cũng đã hiểu về độ nhạy của loa rồi đúng không nào? Nếu muốn mua loa có độ nhay cao hay các thiết bị âm thanh khác thì liên hệ chúng tôi để được tư vấn nhé.
Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước
Cảm ơn bài viết
cho em hỏi điện áp tiêu chuấn đầu vào 2.83V là điện áp xoay chiều hay một chiều? và mình đo ở vị trí nào? đo trước mạch phân tần hay sau mạch phân tần?
Xin cảm ơn rất nhiều
Mong nhận được sự hồi âm
Bạn đo trước mạch phân tần nhé