logo Lạc Việt Audio

VHF là gì? Có nên sử dụng micro không dây VHF hay không?

Chắc hẳn khi đi mua micro, bạn đã từng nghe nhân viên tư vấn giới thiệu về micro không dây tần số VHF. Vậy bạn có biết VHF là gì không? Và liệu có nên mua micro không dây VHF hay không? Cùng tham khảo những nội dung dưới đây để giải đáp nhé!

VHF là gì? Sóng VHF là gì?

VHF là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng từ 30 MHz – 300 MHz do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thực hiện phân bổ. Với tần số rất cao, VHF có bước sóng tương ứng từ 10-1m.

Sóng VHF là gì?
Sóng VHF là gì?

Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF là gì?

  • Sóng vô tuyến trong dải tần VHF lan truyền chủ yếu bằng các đường thẳng và chạm đất vì thế sóng VHF là lý tưởng trong hệ thống thông tin liên lạc mặt đất khoảng cách gần, với tầm hoạt động nhìn chung là cao hơn tầm nhìn thẳng từ máy phát.
  • Không giống như tần số cao HF, tầng điện ly không gây phản xạ tín hiệu vô tuyến VHF, do đó việc truyền dẫn bị hạn chế trong khu vực nhất định.
  • Tín hiệu VHF cũng ít bị ảnh hưởng bởi tạp âm khí quyển và nhiều từ thiết bị điện hơn các dải tần dưới nó. VHF cũng ít bị ảnh hưởng bởi các tòa nhà và các vật thể, chúng có thể dễ dàng xuyên qua các bức tường vào trong nhà.
  • Băng tần VHF là băng tần đầu tiên có ăng ten phát tín hiệu đủ nhỏ để có thể gắn trên các phương tiện và thiết bị cầm tay. Vì thế mà chúng được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống vô tuyến di động mặt đất hai chiều như: Bộ đàm, radio hai chiều liên lạc với máy bay và tàu. Trong điều kiện thích hợp lý tưởng, cóng VHF có thể truyền đi một quãng đường bằng ống gió tầng đối lưu do khúc xạ bởi độ dốc nhiệt độ khí quyển.
Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF là gì?
Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF là gì?

Ứng dụng thực tế của sóng VHF là gì?

Sóng VHF có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ đặc điểm truyền dẫn sóng đặc biệt. Có thể kể tới hai thiết bị được ứng dụng sóng VHF phổ biến nhất đó là bộ đàm VHF và micro không dây VHF.

1. Bộ đàm VHF

Một trong những ứng dụng quan trọng của sóng VHF phải kể tới chính là bộ đàm VHF. Tần số được sử dụng trong bộ đàm này là từ 136 – 174 MHz, phục vụ cho các công tác liên lạc trên biển hay nông thôn, nơi mà địa hình khá bằng phẳng, ít vật cản xung quanh.

Bộ đàm VHF
Bộ đàm VHF

Ưu điểm của bộ đàm VHF

Một số ưu điểm nổi trội của bộ đàm VHF mà chúng ta phải kể đến như:

  • Không bị phụ thuộc vào mạng viễn thông công cộng: Khác với những chiếc điện thoại di động, khi liên lạc bộ đàm tiện dụng ở chỗ dù có mạng hay không bạn vẫn có thể sử dụng bộ đàm VHF bình thường.
  • Nếu như ở các thiết bị như điện thoại, cấu hình khá phức tạp nếu không quen sẽ phải tìm hiểu nhiều để sử dụng, còn với bộ đàm VHF thì lại cực kỳ dễ dàng. Người sử dụng chỉ cần nhấn nút và trao đổi thông tin thì các máy khác trong hệ thống sẽ đều nghe thấy được. 
  • Bên cạnh những sự tiện lợi, sử dụng bộ đàm VHF còn tiết kiệm vì chúng không mất cước liên lạc như các thiết bị điện thoại trên thị trường, liên lạc bằng bộ đàm VHF là hoàn toàn miễn phí. 
  • Nhờ sử dụng tần số VHF, có thể trao đổi thông tin ngay lập tức mà không bị ảnh hường bởi cá mạng viễn thông thông thường nên bộ đàm VHF là thiết bị liên lạc lý tưởng trong những trường hợp cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.

Với những ưu điểm trên, bộ đàm VHF thường được sử dụng cho những nơi như:

  • Lực lượng vũ trang, công an, quân đội
  • Lĩnh vực dầu khí, môi tường nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ
  • Các nhà hàng, khách sạn, tòa cao ốc
  • Công ty về dịch vụ bảo vệ
  • Nhà máy, cảng biển, khu công trường xây dựng
  • Nhà ga, cảng hàng không máy bay
  • Các tàu trên biển
  • Các đơn vị vận tải, taxi

2. Micro không dây VHF

Micro không dây VHF cũng là một trong những loại micro phổ biến ngoài thị trường. Với tần số sóng rất cao, micro sử dụng sóng VHF có khả năng truyền phát tín hiệu trong phạm vi 50m và dải tần nằm trong khoảng từ 150-216 MHz.

Micro không dây VHF
Micro không dây VHF

Ưu điểm khi sử dụng sóng VHF trên micro không dây

  • Sự tiện dụng: Với khả năng phát tín hiệu trong một khoảng cách khá rộng, micro không dây VHF sẽ có thể cho người dùng dễ dàng di chuyển trong các hội trường, âm thanh phòng họp, phòng hội thảo hay thậm chí là ngoài trời. 
  • Tiết kiệm: Đối với những dòng micro sử dụng sóng VHF, điện năng mà chúng tiêu thụ sẽ ít hơn so với những dòng micro khác. Vì vậy sẽ không phải cung cấp nhiên liệu liên tục trong quá trình sử dụng.
  • Hạn chế bị nhiễu sóng: Micro VHF chạy trên kênh đơn nên sẽ không gặp phải tình trạng nhiều sóng khi sử dụng nhiều micro cùng một lúc.
  • Giá thành rẻ: Đây là ưu điểm lớn nhất của những chiếc micro không dây VHF. Dù là dòng micro được tích hợp công nghệ tiên tiến trên thị trường nhưng giá thành của micro VHF không dây lại tương đối rẻ, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân Việt Nam. 
Ưu điểm khi sử dụng sóng VHF trên micro không dây
Ưu điểm khi sử dụng sóng VHF trên micro không dây

Nhược điểm khi sử dụng sóng VHF trên micro không dây

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của micro VHF thì việc sử dụng sóng VHF vẫn có một số nhược điểm như:

  • Dễ bị hú, nhiễu: Do dải tần mà micro không dây VHF chỉ dao động trong khoảng 150-216MHz nên khi sử dụng rất dễ gây nhiễu, hú, khó chịu cho người nghe.
  • Phạm vi sử dụng hẹp: Micro VHF không dây chỉ hoạt động tốt ở những nơi khá trống trải, ít vật cản xung quanh và khoảng cách sử dụng hạn chế dưới 50 mét.
  • Thiết kế: Thực tế, đa số các dòng micro VHF có thiết kế thiếu sự trau chuốt hơn so với các dòng còn lại. Cũng dễ hiểu thôi, vì một chiếc micro tốt, giá thành rẻ thì khó thể nào mà đẹp vượt trội được.

Dưới đây là bảng tổng hợp tóm tắt những ưu, nhược điểm của micro không dây VHF:

Ưu điểm micro không dây VHF Nhược điểm của micro không dây VHF
  • Gọn gàng tiện lợi khi sử dụng
  • Ít bị nhiễu sóng
  • Sử dụng ít tốn pin hơn các dòng khác
  • Giá thành rẻ hơn
  • Dễ bị hú, nhiễu trong các không gian rộng
  • Phạm vi sử dụng hẹp
  • Thiết kế thiếu đẹp mắt
Có nên sử dụng micro không dây VHF hay không?
Có nên sử dụng micro không dây VHF hay không?

Nên và không nên sử dụng micro VHF khi nào?

Sau khi đã nắm rõ những ưu nhược điểm của micro không dây VHF bạn cũng có thể đánh giá được có nên sử dụng micro không dây VHF hay không rồi. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm này cũng cần chú trọng đến thời điểm cùng không gian, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng tràn lan được.

Nên sử dụng micro không dây VHF Không nên sử dụng micro không dây VHF
  • Phù hợp cho phòng hội nghị, lớp học, hoặc sự kiện nhỏ với yêu cầu âm thanh không quá cao.
  • Micro VHF có giá thành rẻ hơn, phù hợp với người dùng có ngân sách hạn chế và không cần nhiều tính năng cao cấp.
  • Thích hợp cho các sự kiện diễn ra không thường xuyên hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn.
  • Hiệu quả trong các khu vực ít thiết bị điện tử hoặc ít can nhiễu từ các thiết bị khác.
  • Không phù hợp cho âm thanh hội trường, sân khấu, hoặc sự kiện lớn đòi hỏi chất lượng âm thanh cao và ổn định.
  • Không thích hợp sử dụng trong môi trường có nhiều thiết bị điện tử hoặc sóng vô tuyến khác như thành phố lớn, khu công nghiệp, dẫn đến dễ bị can nhiễu.
  • Thiếu các tính năng hiện đại như tự động điều chỉnh tần số, kết nối xa, khiến cho VHF không phù hợp với các ứng dụng chuyên nghiệp.
  • Nếu sử dụng trong môi trường có nhiều thiết bị điện tử, micro VHF dễ bị ảnh hưởng bởi can nhiễu, giảm chất lượng âm thanh.

Sự khác biệt giữa UHF và VHF

Sóng UHF và VHF có sự khác biệt rõ ràng bao gồm dải tần số, phạm vi hoạt động, chất lượng âm thanh và giá thành. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết các tiêu chí:

Sóng UHF và VHF có sự khác biệt rõ ràng
Sóng UHF và VHF có sự khác biệt rõ ràng
Tiêu chí VHF UHF
Phạm vi hoạt động Phạm vi ngắn, phù hợp không gian nhỏ và vừa Phạm vi rộng, phù hợp không gian lớn 
Chất lượng âm thanh Chất lượng âm thanh cơ bản, dễ bị can nhiễu từ các thiết bị khác Chất lượng âm thanh cao, ít bị can nhiễu và có khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn
Giá thành Giá thành rẻ hơn, phù hợp với ngân sách hạn chế Giá thành cao hơn, tích hợp nhiều tính năng cao cấp
Khả năng điều chỉnh tần số Hạn chế, ít tính năng tự động điều chỉnh tần số Tính năng tự động điều chỉnh tần số cao, dễ dàng tìm kênh tần số không bị nhiễu
Khả năng kết nối xa Khả năng kết nối xa kém, chỉ phù hợp cho các khoảng cách gần Khả năng kết nối xa tốt, phù hợp cho các sự kiện lớn và không gian rộng
Khả năng chống nhiễu Dễ bị nhiễu bởi các thiết bị điện tử khác, đặc biệt trong khu vực có nhiều thiết bị điện tử Khả năng chống nhiễu tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử khác
Tính năng nâng cao Ít tính năng nâng cao, không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tính năng đặc biệt Nhiều tính năng nâng cao, phù hợp cho các ứng dụng chuyên nghiệp và yêu cầu cao

Những lưu ý khi chọn thiết bị sử dụng sóng VHF

Khi lựa chọn thiết bị sử dụng sóng VHF, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn.

  • Phạm vi hoạt động: Đảm bảo thiết bị có phạm vi hoạt động phù hợp với không gian sử dụng. VHF thường có phạm vi hoạt động ngắn, thích hợp cho các không gian nhỏ và vừa.
  • Môi trường sử dụng: Chọn thiết bị VHF nếu môi trường ít tạp âm và ít thiết bị điện tử khác để tránh can nhiễu sóng, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt.
  • Ngân sách: Thiết bị VHF thường có giá thành thấp hơn UHF, phù hợp với ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa giá cả và chất lượng cần thiết.
  • Khả năng chống nhiễu: Kiểm tra tính năng chống nhiễu của thiết bị để đảm bảo hoạt động ổn định trong môi trường có thể có các nguồn gây nhiễu.
  • Chất lượng âm thanh: Xem xét các thông số kỹ thuật của thiết bị để đảm bảo chất lượng âm thanh đáp ứng yêu cầu sử dụng.
  • Tính năng nâng cao: Các thiết bị VHF thường không có nhiều tính năng nâng cao, vì vậy nếu bạn cần các tính năng như tự động điều chỉnh tần số hoặc kết nối xa, nên cân nhắc kỹ.
  • Thương hiệu và nhà sản xuất: Lựa chọn thiết bị từ các thương hiệu uy tín và nhà sản xuất có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và dịch vụ hỗ trợ tốt.
 
Những lưu ý khi chọn thiết bị sử dụng sóng VHF
Những lưu ý khi chọn thiết bị sử dụng sóng VHF

Một số vấn đề cần quan tâm khi nói đến sóng VHF

Sóng VHF có những đặc điểm riêng biệt mà bạn cần lưu ý để sử dụng thiết bị một cách hiệu quả:

  • Sóng VHF hoạt động trong dải tần từ 30 MHz đến 300 MHz, ít bị ảnh hưởng bởi địa hình nhưng dễ bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
  • VHF có phạm vi phủ sóng hạn chế, phù hợp cho các không gian nhỏ và vừa, không thích hợp cho các không gian lớn hoặc khoảng cách xa.
  • VHF có thể không cung cấp chất lượng âm thanh cao nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi tạp âm và nhiễu sóng, đặc biệt trong các môi trường có nhiều thiết bị điện tử.
  • Sóng VHF có khả năng xuyên qua vật cản kém hơn so với UHF, vì vậy trong các môi trường có nhiều vật cản, sóng VHF có thể bị giảm hiệu quả.
  • Thích hợp cho các ứng dụng không yêu cầu cao về chất lượng âm thanh và phạm vi hoạt động, như các sự kiện nhỏ, phòng học, hoặc hội nghị nhỏ.
  • Thiết bị sử dụng sóng VHF thường có giá thành rẻ hơn, phù hợp với những người dùng có ngân sách hạn chế hoặc các ứng dụng không cần nhiều tính năng cao cấp.

Lạc Việt Audio – Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc

Trên đây là bài viết Lạc Việt Audio chia sẻ về sóng VHF là gì? và những ứng dụng quan trọng của loại sóng này. Qua đây quý khách có thể nhìn nhận rõ ràng về công dụng, tính năng và sự tiện ích của công nghệ này đối với hệ thống âm thanh, vì thế nếu có bất kỳ nhu cầu gì đối với dòng sản phẩm này, hãy liên hệ đến đường dây nóng với SĐT: 0982.655.355 để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm.

duyshinota

Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *