Nội dung
Một trong những bộ phận không thể bỏ qua khi tìm hiểu về cục đẩy công suất chính là mạch input cục đẩy. Đây là bộ phận rất quan trọng góp phần mang tới một thiết bị có công suất mạnh mẽ, chất lượng. Vậy mạch in là gì, chúng có đặc điểm gì? Hãy cùng Lạc Việt Audio đi tìm hiểu về dòng sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé.
Mạch input cục đẩy là gì?
Mạch input cục đẩy là bộ phận bên trong của cục đẩy. Chúng được sử dụng những linh kiện xịn, bo sợi chất lượng cao dùng trong các dòng cục đẩy hiện nay.
Đối với mạch input cục đẩy ca20, mạch có kích thước 7x14cm, vị trí 2 chiết áp volume cách nhau 9.5cm. Mạch có 2 IC nâng tiếng riêng cho 2 kênh giúp cải thiện rõ rệt âm thanh đầu vào.
Các loại mạch input cục đẩy
Mạch input cục đẩy thường có 3 loại chính: 2 kênh không SUB, 2 kênh có SUB và 4 kênh
Mạch input cục đẩy CA20 2 kênh
Đây là loại mạch được sử dụng chủ yếu cho các dòng loa của CA. Chúng không có khả năng đánh SUB hoặc đánh SUB khá yếu vì vậy chúng ít được sử dụng cho các dòng cục đẩy đánh SUB.
Mạch input CA20 2 kênh – chế độ SUB- 1 mạch
Mạch input CA20 có SUB là dòng sản phẩm mới được sử dụng đánh SUB, đây là dòng công suất chuyên dụng nên không ít được sử dụng hơn so với các dòng mạch input cục đẩy thông thường
Mạch Input 4 kênh
Mạch input 4 kênh là dòng chuyên sử dụng cho cục đẩy 4 kênh. Chúng có thiết kế tương tự các mạch 2 kênh nhưng có 2 đường ra loa cho 2 cặp loa khác nhau.
Các kết nối mạch input cục đẩy CA20
- Mạch cần cấp 2 nguồn: nguồn (+)(-)15V để nuôi mạch nâng tín hiệu và nguồn (+)40V – (+)120V nuôi đèn.
- Lấy chân B+ ở bo nguồn mạch công suất, ngõ L in G R in lấy tín hiệu từ trạm Av cấp cho mạch, ngõ out L R các bạn cho ra công suất.
- Sp in L R lấy trực tiếp từ trạm loa của Ampli, đèn vàng PRT đèn báo rơ le. Thường thì những mạch nguồn có thiết kế sẵn cổng này chỉ việc cắm đúng chiều là đèn hoạt động.
- Nếu mạch nguồn chưa có các bạn nối tiếp 1 chiều của đèn với điện trở 4K7 và nối song song với cuộn dây của rơ le.
Một số lỗi thường gặp khi lắp mạch input main
Khi sử dụng mạch input cục đẩy, một số người thường sử dụng sau hoặc lắp sai mạch. Dưới đây là các lỗi thường gặp nhất
- Lỗi 1: Cắm sai canon
Các đầu căm canon thường được đánh số, vì vậy bạn cần lắp đặt đúng số trên canon với mạch input. Nếu lắp sai tiếng âm thanh thường kêu rè, sôi.
- Lỗi 2: Cấp nguồn sai
Bạn cấp nguồn nhầm đầu dương (+) âm(-) cho mạch input. Khi đó, mạch input của bạn sẽ không thể hoạt động thậm chi là cháy trở
- Lỗi 3: Nối sai tín hiệu đầu ra
Tín hiệu đầu ra bị nối sai, các đầu âm (-), dương(+) không đúng, loa không thể phát ra tiếng hoặc có tiếng kêu rè.
- Lỗi 4: Lắp ngược cắm loa
Lỗi này là lỗi thường gặp, nếu lắp sai âm thanh phát ra thường mất bass. Khi đó bạn chỉ cần đảo ngược lại jack cắm là được.
Trên đây là một số thông tin về mạch in là gì và các dòng mạch input main được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm được kinh nghiệm lắp đặt mạch input cho cục đẩy của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đê lại bình luận ngay bên dưới hoặc gọi ngay tới sô điện thoại 0982 655 355 để được tư vấn chi tiết nhé. Chúc bạn thành công.
Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước